Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là công nghệ cũng không ngừng đổi mới, tiên tiến hơn. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn có nên chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin không và còn nhiều thắc mắc cần lời giải đáp. Vậy hãy cũng đi tìm câu trả lời trong bài viết.
Mục Lục
Tại sao lại chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin?
Với xu thế toàn cầu hóa và không ngừng phát triển như hiện nay thì dường như câu hỏi tại sao lại chọn ngành Công nghệ thông tin không khó để trả lời. Có khá nhiều lý do thuyết phục bạn sẽ được hiểu ngay dưới đây.
- Nhu cầu về nguồn nhân lực cao và không ngừng tăng: Hiện nay, Công nghệ thông tin là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn. Đơn giản là trong thời đại này, khoa học kỹ thuật vẫn tiến bộ không ngừng và trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, từ các ngành quản lý đến các ngành sản xuất.
- Đầy năng động và sáng tạo: Phần lớn nhân sự làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đều còn rất trẻ, đầy tài năng, hoài bão và khát vọng. Làm việc trong một cộng đồng như thế, bạn có thể phát huy hết những tiềm năng và năng lực vốn có của bản thân. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bạn thể hiện tối đa óc sáng tạo của chính mình.
Có nhiều lý do để chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin
- Luôn được tiếp cận và học hỏi các kiến thức mới: Công nghệ sẽ thay đổi liên tục đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực CNTT cần phải nhạy bén, năng động và có thể tìm tòi, sáng tạo ra những thứ mới lạ cũng như cập nhật các kiến thức mới nhất về máy móc, cũng như các thiết bị công nghệ. Để tăng hiệu suất học tập và làm việc năng động, hiệu quả cũng như sáng tạo hơn bạn cần cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất. Đó là những yếu tố cần có của một công dân thế hệ mới, đặc biệt trong thời đại 4.0 như hiện nay.
- Tạo cơ hội để mỗi người phát huy và tự khắng định mình: Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là một lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và đòi hỏi nhiều nhất những trí tuệ siêu việt trên thế giới. Để có thể đứng vững được trong lĩnh vực này, bạn cần phải nắm vững kiến thức, thành thạo trong thực hành cũng như nhạy bén với sự thay đổi không ngừng của công nghệ.
Ngoài ra, còn nhiều lý do khác có thể giải quyết thắc mắc rằng có nên học ngành Công nghệ thông tin của bạn, chẳng hạn như cơ hội việc làm luôn rộng mở cùng với cơ hội thăng tiến cao, mức lương khiến nhiều người ngưỡng mộ,…
Tuy nhiên, ngành Công nghệ thông tin khá rộng lớn, vậy khi học Công nghệ thông tin nên chọn chuyên ngành nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên. Với một ngành hot như Công nghệ thông tin thì niềm đam mê và yêu thích của bạn đối với bất cứ một chuyên ngành nào cũng sẽ là một lựa chọn phù hợp cho tương lai.
>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm khi Học Trung cấp
Học ngành Công nghệ thông tin nên chọn trường nào?
Học ngành Công nghệ thông tin nên chọn trường nào cũng là một trong những câu hỏi quan trọng. Bởi tìm được một môi trường học tốt và phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn thích nghi và phát triển bản thân một cách dễ dàng hơn. Nhất là khi hiện nay có quá nhiều trường đào tạo ngành này nên cũng có quá nhiều lựa chọn khiến nhiều người không biết chọn học ở đâu là tốt nhất.
Có nhiều trường chất lượng uy tín đào tạo công nghệ thông tin trên cả nước
Nếu bạn chọn Thủ đô Hà Nội là điểm đến cho con đường tiếp theo của mình thì bạn có thể chọn theo học ngành Công nghệ thông tin ở những trường đại học uy tín hàng đầu về đào tạo ngành này như Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học FPT. Đó hầu hết là những trường đại học đi đầu trong lĩnh vực này trên cả nước.
Còn nếu ở Tp.HCM, bạn có thể lựa chọn theo học ở Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học FPT.
Hi vọng rằng qua bài viết về lý do để chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình và có lựa chọn đúng đắn khi theo học về ngành Công nghệ thông tin.