Thời tiết se lạnh mà được quây quần quanh nồi lẩu sẽ thật là hạnh phúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị đồ ăn lẩu thập cẩm chu đáo và có bữa ăn gia đình đầm ấm. Các bạn cùng tham khảo ngay sau đây.

Mục Lục

1. Đồ ăn lẩu thập cẩm gồm những gì?

1.1. Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm

Lẩu thập cẩm với những nguyên liệu rất đa dạng. Vậy ăn lẩu thập cẩm gồm những món gì?

Nguyên liệu làm đồ ăn lẩu thập cẩm
Nguyên liệu làm đồ ăn lẩu thập cẩm

Các bạn có thể phân biệt đồ ăn lẩu thập cẩm hôm 2 loại:

  • Loại 1 gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, nội tạng lợn (dạ dày, gan, tim, cật,…)
  • Loại 2 gồm hải sản: hến, tôm, ngao, sò, mực,…

Thường những nồi lẩu thập cẩm mà mọi người thưởng chế biến hay ăn ở nhà thì đều ở loại thứ nhất. Trong đó, lẩu thập cẩm thứ 2 với các món tôm, ngao, sò, …rất dễ gây kích ứng cho nhiều người khi dùng.

Điều quan trọng khi chế biến nồi lẩu là chú ý nước lẩu có phù hợp với các nguyên liệu không. Nồi lẩu ngon còn phụ thuộc vào nước lẩu, nếu nước lẩu không ngon thì nguyên liệu như nào chăng nữa cũng không hấp dẫn. Bởi vậy, ngoài việc chú trọng đồ ăn lẩu thập cẩm thì bạn đừng quên cách nấu nước dùng cho nồi lẩu này.

>>> Xem thêm: Sở hữu vòng eo con kiến với 10+ đồ ăn giảm mỡ bụng siêu nhanh

1.2. Cách chế biến nước dùng lẩu thập cẩm ngon

Để có nồi nước lẩu dùng ngon miệng thì thường mọi người sẽ chọn xương lợn hoặc xương gà ninh cho ngọt. Tiếp theo hãy cho thêm những nguyên liệu như sả, hành tây, hành khô giúp tăng độ ngọt và thơm tự nhiên.

Nên chú ý thời gian ninh xương trong vòng 2 tiếng sẽ mang lại nước dùng vô cùng đậm đà. Tiếp theo, bạn có thể thêm những nguyên liệu khác nhau gói nấu lẩu, cà chua để pha chế thêm.

Ngoài việc chế biến nước lẩu ngon với phần thịt đi kèm thì bạn có thể chuẩn bị các loại rau dùng kèm gồm khoai môn, khoai tây, khoai lang, nấm, cà chua, đậu phụ, cà rốt hoặc ngô ngọt, ngô bao tử.

1.3. Rau xanh – nguyên liệu làm lẩu thập cẩm

Đồ ăn lẩu thập cẩm nói riêng và các món lẩu khác nói chung đều phải có nhiều loại rau phong phú. Nếu ăn lẩu mà không có nhiều rau sẽ nhanh no và phải nơi rời bữa tiệc sớm. Bởi vậy, nếu chuẩn bị nồi lẩu thập cẩm thì bạn cũng đừng quên rau này nha

Một số rau thập cẩm gợi ý đến bạn:

  • Rau muống, bắp cải, rau cải, cần tây, rau ngải cứu ( nếu ăn lẩu gà), cải thảo,…
  • Có thể thêm hoa chuối vào nồi lẩu sẽ vô cùng chất lượng
  • Thêm một số loại củ quả khi ăn lẩu gồm: khoai tây, khoai lang, cà chua, cà rốt, ngô bao tử,…

1.4. Về gia vị nấu lẩu thập cẩm

Nồi lẩu thập cẩm đậm đà gia vị khi tẩm ướp hoặc chế biến thì bạn sẽ cần khá nhiều gia vị trong bếp. Dưới đây là những loại gia vị cần thiết cho đồ ăn lẩu thập cẩm gồm:

  • Dầu ăn
  • Ớt tươi xay
  • Sả đập dập/ sả băm
  • Hạt tiêu
  • Mì chính
  • Sa tế
  • Bột canh
  • Bột ngọt
  • Hành tươi
  • Hành khô
  • Hành tây
  • Nước mắm
  • Cà chua

Những nguyên liệu và gia vị có sẵn thì có thể tẩm ướp và nêm nếm tạo ra một nồi lẩu vô cùng chất lượng. Trong đó có vị chua, cay phù hợp với nhịp độ sinh hoạt của mỗi gia đình.

Với nồi lẩu thập cẩm gồm thịt gà, bò thì có thể không cần chua cay quá nhiều. Hoặc nếu dùng cho lẩu thập cẩm hải sản thì nên pha chế thêm nước dùng với gói lẩu thái vô cùng ngon và hấp dẫn.

2. Hướng dẫn nấu lẩu thập cẩm ngon tròn vị nhất

Tại các quán ăn dù lớn hay nhỏ thì có thể chuẩn bị lẩu thập cẩm đơn giản ngay tại nhà mà không phải đến nhà hàng. Dưới đây là công thức chế biến bạn có thể tự chuẩn bị.

đồ ăn lẩu thập cẩm
Nhiều loại rau ăn lẩu đa dạng

2.1. Nguyên liệu ăn lẩu thập cẩm

  • 1kg gà ta, 500g tôm sú với 300g xương heo.
  • 500g bún.
  • 500g nghêu, 300g thịt bò.
  • 3 trái cà chua, 3 miếng đậu phụ, 200g nấm tươi.
  • Các loại rau ăn lẩu như rau ngò, mồng tơi, cải xoong, cải bẹ xanh, …
  • Sả, ớt, gừng, hành tím, tỏi.
  • Gia vị gồm: Muối, đường, sa tế, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt…

>>> Xem thêm: Khám phá top đồ ăn Nhật Bản làm nên văn hóa ẩm thực độc đáo

2.2. Cách chuẩn bị nồi lẩu thập cẩm

  • Các nguyên liệu gừng, sả rửa sạch rồi băm nhỏ, còn gừng thì thái sợi. Xương heo sau khi rửa sạch thì chặt khúc và cho vào nồi nước dùng.
  • Gà sau khi đã sơ chế, rửa sạch với nước và để ráo. Cổ, cánh, xương sống chặt thành từng miếng vừa ăn, xương bụng để riêng. Gà chặt thành từng miếng và ướp với gia vị gừng và sả.
  • Cho 1 lít nước vào nồi đun sôi rồi cho xương gà, heo và gừng vào đun trong vòng 30-45 phút.
  • Thịt bò sau khi rửa sạch thì thái mỏng, tôm rửa sạch để ráo nước còn nghêu sau khi ngâm với ớt khoảng 1 tiếng thì rửa lại và để ráo nước.
  • Rửa thật sạch các loại rau ăn kèm và vớt ra để ráo nước. Nấm thái thành từng miếng vừa ăn sau khi rửa sạch còn cà chua bổ thành múi. Đậu phụ thái thành từng miếng vừa ăn, nêm nếm thêm gia vị hành, tỏi được lột vỏ và băm nhuyễn. Rửa sạch ngò và ớt rồi mang đi thái nhỏ.
  • Hành, tỏi phi thơm rồi xào với cà chua. Sau khi cho vào nước dùng thì nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm sa tế rồi tắt bếp và đừng quên cho thêm chút ngò vào nồi.
  • Khi ăn, bạn hãy đặt nồi nước dùng lên bếp điện đun sôi. Sau đó cho nguyên liệu tôm, gà, nấm nghêu với những nguyên liệu ăn kèm vào nối đun cho đến khi chín thì bỏ ra thưởng thức được rồi.

Với hướng dẫn chuẩn bị đồ ăn thập cẩm trên đây hi vọng giúp bạn có một bữa cơm gia đình đầm ấm và hạnh phúc khi thời tiết lạnh về. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments Box
Rate this post
Similar Posts