cau-truc-mon-sinh-thpt-2025(1)

Trước đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề tham khảo môn Sinh học với thời gian thi 50 phút. Để các em học sinh có hướng ôn tập hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cấu trúc đề thi Sinh THPT 2025. Bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo.

Mục Lục

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh

Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố được biên soạn theo hướng phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.

Cụ thể đề thi minh họa môn Sinh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025:

de-thi-tham-khao-mon-sinh

de-thi-tham-khao-mon-sinh

de-thi-tham-khao-mon-sinh

de-thi-tham-khao-mon-sinh

Có thể thấy rằng đề thi minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có nhiều phần kiến thức từ mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Trong đó có nhiều những câu hỏi áp dụng kiến thức vào cuộc sống, bao gồm cả các câu hỏi yêu cầu về khả năng tư duy, giảm thiểu những câu hỏi tính toán.

Xem thêm:

Cấu trúc đề thi Sinh THPT 2025

Thời gian làm bài môn Sinh học là 50 phút, theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Sinh học sẽ được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy.

Trong đề thi tham khảo về độ khó bao gồm 3 mức độ khác nhau là nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo tỷ lệ lần lượt là 40% – 35% – 25%.

Theo nội dung câu hỏi yêu cầu thí sinh có nhiều các kiến thức từ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, bên cạnh đó có nhiều câu hỏi áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Gia tăng thêm những cầu hỏi cần khả năng tư duy và giảm thiểu số lượng câu hỏi tính toán “phi sinh học”.

Dạng thức câu hỏi

Ở dạng thức câu hỏi đề thi tham khảo được Bộ công bố có sự thay đổi, trong đó có 3 dạng thức câu hỏi, cụ thể:

Dạng 1:

Dạng đầu tiên là câu hỏi có nhiều sự lựa chọn bao gồm 18 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Cả 3 mức độ nhận biết đều có xuất hiện dạng câu hỏi này.

Với dạng này thí sinh cần phân tích nội dung câu hỏi từ những thông tin trong hình ảnh, biểu đồ, bảng từ đó kết hợp với kiến thức lựa chọn ra đáp án đúng. Dạng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn này có tỷ lệ ở 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng là 30% – 12,5% – 2.5%. Có những phần trong dạng này có thêm câu hỏi sử dụng chung dữ liệu.

Dạng 2:

Dạng thứ hai là câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai bao gồm 4 câu hỏi với mỗi câu có 4 lệnh hỏi và phần lớn câu hỏi sẽ ở dạng thí nghiệm yêu cầu thí sinh cần có khả năng tư duy, logic, nắm chắc kiến thức, khả năng áp dụng vào thực tế. Tỷ lệ 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng trong dạng câu hỏi này là 5% – 15% – 20%.

Cách tính điểm của dạng câu hỏi này nếu thí sinh lựa chọn chính xác 1 ý, 2 ý, 3 ý hoặc 4 ý trong 1 câu sẽ đạt được số điểm tương ứng là 0,1 điểm, 0,25 điểm,  0,5 điểm và 1 điểm.

Dạng 3:

Dạng thứ 3 là câu hỏi trắc nghiệm ở dạng trả lời ngắn bao gồm 6 câu hỏi và hỏi ở dạng “Có bao nhiêu” theo đó các thí sinh sẽ trả lời bằng những giá trị thích hợp. Ở dạng câu hỏi này sẽ hạn chế được yếu tố may mắn hoặc đoán mò để chọn câu trả lời đúng. Một câu trả lời chính xác thí sinh đạt 0,25 điểm. Tỷ lệ ở 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng của dạng trả lời ngắn lần lượt là 5% – 7,5% – 2,5%.

Về phạm vi kiến thức

Trong đề thi, nội dung câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức lớp 11 sẽ chiếm 15%, trong đó phân bố ở chủ đề là Sinh học cơ thể thực vật, Sinh học cơ thể động vật. Những câu hỏi thuộc phạm vi trong kiến thức lớp 11 ở nhiều dạng câu hỏi như: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi đúng sai phân bố đều ở 3 cấp độ tư duy là hiểu, biết, vận dụng.

Kiến thức lớp 12 chiếm 85% câu hỏi, đặc biệt phân bố vào 7 chủ đề chính của chương trình Sinh học 12, tập trung nhiều vào những câu hỏi về Cơ chế di truyền và biến dị; Tiến hóa; Sinh thái học; Tính quy luật của hiện tượng di truyền.

Cụ thể ma trận như sau:

Lớp Chủ đề Cấp độ tư duy Tổng Tỉ lệ
Phần I Phần II Phần III
Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 30
11 Sinh học cơ thể động vật 1 1 2 4 10,00%
11 Sinh học cơ thể thực vật 2 2 5,00%
12 Cơ chế di truyền và biến dị 2 1 1 3 1 8 20,00%
12 Tính quy luật của các hiện tượng di truyền 1 2 1 1 5 12,50%
12 Di truyền quần thể 1 1 2,50%
12 Di truyền học người 2 1 3 7,50%
12 Ứng dụng di truyền học 1 1 2,50%
12 Tiến hóa 4 1 1 6 15,00%
12 Sinh thái học 4 2 2 2 10 25,00%
Tổng 12 5 1 2 6 8 2 3 1 40
Tỉ lệ 30% 12,5% 2,5% 5% 15% 20% 5% 7,5% 2,5% 100%
Điểm tối đa 4,5 4 1,5 10

Để làm tốt bài thi tốt nghiệp môn Sinh cần lưu ý điều gì?

Một số những lưu ý giúp sĩ tử ôn tập kiến thức và làm tốt bài thi môn Sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như:

Thí sinh tránh sa đà vào giải các bài tập

Trong quá trình ôn tập cần điều chỉnh phù hợp thời gian giữa lý thuyết và thực hành. Ở 30 câu hỏi đầu có mức độ nhận biết, thông hiểu ở dạng câu hỏi ngắn nên học sinh sẽ cần có kiến thức cơ bản, giải đề nhanh và hạn chế những sai sót, chú ý dành thêm thời gian cho 10 câu hỏi khó ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Cách tốt nhất để làm 10 câu hỏi ở mức độ vận dụng, học sinh hãy gạch chân các từ khóa hoặc tóm tắt câu hỏi để làm nhanh và chính xác nhất. Tuy nhiên ở mức độ nhận thức này câu hỏi sẽ khó hơn các nền tảng kiến thức cơ bản bởi vậy học sinh cần đọc kỹ từng câu hỏi, khai thác tối đa ở thông tin câu hỏi sau đó kết nối dữ liệu để chọn được phương án trả lời chính xác.

Không học tủ, ôn tủ

“Học tủ” là cách học của rất nhiều học sinh nhưng đây là cách học sai lầm, khó để giải quyết được câu hỏi nằm ngoài phạm vi kiến thức nếu chưa hiểu rõ về bản chất vấn đề.

Trường hợp những học sinh muốn đạt được điểm khá, giỏi của môn Sinh sẽ cần nắm chắc kiến thức, rèn luyện năng lực tìm hiểu về thế giới sống; Biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

Bài viết trên aeportucalense.org đã chia sẻ cho học sinh lớp 12 về cấu trúc và đề thi minh hoạ tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh, từ đó sẽ có kế hoạch ôn thi môn Sinh học hiệu quả, đạt điểm số cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)
Similar Posts