Đối với một số ngành nghề yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp THPT, hoặc sinh viên nhập học hay trong quá trình học tập mà được nhà trường yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp THPT. Trong trường hợp bị mất bằng tốt nghiệp THPT phải làm sao?
Mục Lục
Quy định cấp lại bằng tốt nghiệp THPT
Hiện nay có rất nhiều trường hợp xin cấp lại bằng tốt nghiệp THPT, với các lý do như bị mất, thất lạc, hay bị rách nát, hoặc các thông tin ghi trên bằng tốt nghiệp bị sai sót. Vậy quy định về cấp lại bằng tốt nghiệp như sau:
Việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và nguyên tắc quản lý được quy định tại khoản 2, Điều 2 thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. Cụ thể, đối với bản chính của văn bằng, chứng chỉ thì chỉ được cấp 01 lần. Chỉ cấp lại trong trường hợp chứng chỉ, văn bằng đã phát cho người học nhưng các thông tin trên đó có sai sót, không đúng với thông tin của người học do lỗi của cơ quan cấp, phát văn bằng.
Ngoài trường hợp cấp lại do lỗi của cơ quan cấp phát thì bạn không thể yêu cầu cơ quan cấp lại chứng chỉ, văn bằng cho mình dưới bất kỳ trường hợp nào. Như vậy, người làm mất, hư hỏng bằng tốt nghiệp THPT sẽ không được cấp lại bản chính, mà chỉ có thể xin cấp lại bản sao của văn bằng.
Bị mất bằng tốt nghiệp THPT phải làm sao?
Bị mất bằng tốt nghiệp THPT phải làm sao?
Mặc dù không thể làm đơn xin cấp lại bằng tốt nghiệp trong trường hợp mất hoặc rách, nhưng bạn vẫn có thể làm đơn lên cơ quan cấp phát xin cấp bản sao văn bằng học đó. Bạn thực hiện các thủ tục yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bản sao từ sổ gốc của bằng tốt nghiệp THPT. Trên bản sao bằng tốt nghiệp THPT có thêm chữ “BẢN SAO”.
Bản sao bằng tốt nghiệp cũng có giá trị như bản chính, có thể dùng để thực hiện các giao dịch và có giá trị như bản chính. Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến bằng tốt nghiệp trong trường hợp sử dụng bản sao này thì tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận không được yêu cầu bên nộp phải nộp kèm bản chính để đối chiếu. Chỉ được yêu cầu khi có căn cứ xác định bản sao đó không hợp pháp hoặc giả mạo và cần xác minh.
Tìm hiểu thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc bằng tốt nghiệp THPT
Khi làm mất bằng tốt nghiệp THPT phải làm sao, bạn cần thực hiện theo quy định như sau:
– Chủ thể có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc của bằng tốt nghiệp THPT:
+ Chính người đứng tên trong chứng chỉ, văn bằng đó;
+ Người thân của người đứng tên trên chứng chỉ, văn bằng gồm có: cha, mẹ, vợ, chồng, con, chị ruột, anh ruột, em ruột, hay có thể là người thừa kế của người được cấp chứng chỉ, văn bằng, trong trường hợp người được cấp chứng chỉ, văn bằng đó đã chết.
+ Người đại diện hợp pháp, hay người được người cấp chứng chỉ, văn bằng ủy quyền để thực hiện việc đi xin cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng.
Bị mất bằng tốt nghiệp THPT phải làm sao?
– Giấy tờ hồ sơ gửi lên Sở GD&ĐT xin cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng:
+ Đơn xin cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng viết tay có chữ ký của người có yêu cầu.
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân là chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người xin cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng.
+ Giấy tờ chứng minh về việc là người có quyền yêu cầu cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng trong trường hợp người yêu cầu là người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền, cha, mẹ, anh, chị, em, ruột, vợ, chồng, con hay người thừa kế đối với trường hợp người được cấp đã chết và giấy tờ chứng minh cá nhân như chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của người người có yêu cầu.
Trường hợp nộp qua đường bưu điện thì cần nộp bản sao có công chứng của các giấy tờ thuộc vào một trong các trường hợp trên. Một phong bì có dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ, văn bằng mà mình đang yêu cầu.
– Cách thức nộp hồ sơ:
Người có yêu cầu nộp trực tiếp tại Sở GD&ĐT của nơi theo học để cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp không đến nộp trực tiếp được thì có thể gửi qua đường bưu điện đến Sở GD&ĐT để yêu cầu cấp văn bằng, chứng chỉ.
Người được cấp bản sao về chứng chỉ, văn bằng từ sổ gốc khi có yêu cầu phải thực hiện việc nộp lệ phí đối với bản sao đó. Trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải nộp thêm cước phí của bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp phát đó.
– Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ
+ Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15h chiều.
+ Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ tính theo dấu bưu điện.
Ngoài ra, đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, hoặc yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm A khoản 1 Điều 34 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì thời hạn cấp bản sao sẽ được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.
Nếu cơ quan không thực hiện cấp bản sao chứng chỉ, văn bằng cho người có yêu cầu thì phải giải thích, trả lời bằng văn bản và trong đó phải nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu.
Tổng hợp